Cột Chữ Nhật Rỗng
CỘT BTCT TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT RỖNG THEO TIÊU CHUẨN GIAO THÔNG
Phần mềm: VN545-BoxColumnACI.xlsm & VN545BoxCol.dll
TCVN 11823 – 5:2017, TCVN 5574:2018
Giới thiệu:
Phần mềm tính cột tiết diện chữ nhật rỗng VABoxCol theo tiêu chuẩn giao thông TCVN 11823 - 5:2017 - Thiết kế cầu đường bộ - Phần 5: Kết cấu bê tông là công cụ tính toán & kiểm tra khả năng chịu lực của cột tiết diện chữ nhật rỗng.
Cột tiết diện chữ nhật rỗng bằng BTCT là dạng kết cấu thường áp dụng cho các thân trụ cầu lớn.
Phần mềm tính kết cấu cột tiết diện rỗng bao gồm 2 trường hợp:
1. Cột chịu uốn nén, bao gồm uốn 1 phương, uốn 2 phương.
• Khi lực nén lớn nhất Nmax
• Khi momen lớn nhất lần lượt theo các phương Mxmax, Mymax
• Khi tổ hợp {|Mx| + |My|}max
2. Cột chịu cắt, kiểm tra khả năng chịu lực cốt đai
• Khi lực cắt lớn nhất lần lượt theo các phương Vxmax, Vymax
• Khi tổ hợp {|Vx| + |Vy|}max
Phần sử dụng nội lực tính toán từ kết quả phân tích từ các phần mềm kết cấu khác.
Cột tiết diện rỗng Cột tiết diện có ô trống Cột tiết diện có 2 ô trống
Minh họa các dạng tiết diện cột chữ nhật rỗng
Sử dụng đơn giản:
- Tính cột chịu uốn nén:
• Vật liệu bê tông & cốt thép
• Số liệu tiết diện
• Nhập số liệu nội lực (lực dọc, momen)
• Tự động tính momen cộng thêm
• Đánh giá định lượng khả năng chịu lực của cột
- Tính cột chịu cắt:
• Vật liệu bê tông & cốt thép
• Số liệu tiết diện
• Nhập số liệu nội lực (lực dọc, momen)
• Đánh giá định lượng khả năng chịu cắt
- Kiểm tra khả năng chịu lực của cột & tối ưu hóa kết cấu:
• Kiểm tra khả năng chịu lực của cột trong các trường hợp
• Thay đổi đường kính thép / số thanh thép để xác định khả năng chịu lực tối ưu
- In ấn
Minh họa biểu đồ N-M theo TCVN 11823-5:2017
Phần mềm liên quan:
- Các chương trình phân tích kết cấu khác