Nghiên Cứu & Phát Triển

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Liên kết website

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập 3178273
Đang Online: 12

THIẾT KẾ KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP & BÊ TÔNG CỐT THÉP

THIẾT KẾ KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP & BÊ TÔNG CỐT THÉP

 Giải Pháp Tìm Kiếm


Kết cấu liên hợp thép và bê tông (composite steel and concrete structures) là bộ phận kết cấu được chế tạo từ 2 thành phần bê tông và thép kết cấu, được liên kết với nhau bằng các liên kết chống cắt nhằm hạn chế sự trượt dọc giữa 2 vật liệu cũng như hạn chế sự phân tách giữa 2 thành phần.

 

Trên thế giới, các công trình xây dựng đã áp dụng rộng rãi dạng kết cấu liên hợp thép-bê tông. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã đưa và tiêu chuẩn thiết kế kết cấu liên hợp, ví dụ

-     Eurocode 4: Design of composite steel and concrete structures - Part 1-1: General rules and rules for buildings.

-     AS 2327.1-2003: Composite structures - Part 1: Simply supported beams

-     AS 5100.6-2004 - Bridge design - Steel and composite construction

-     AISC. (2000). Code of Standard Practice for Steel Buildings and Bridges. American Institute of Steel Construction, Inc. Chicago, IL

-     American National standards institute/ steel deck institute - C - 2011 Standard for Composite Steel Floor Deck – Slabs.

-    

 

Tại Việt Nam, kết cấu liên hợp cũng được sử dụng từ lâu trong các công trình dân dụng. Trước 1975, khu chung cư Nguyễn Kim được thiết kế và xây dựng bằng hình thức kết cấu này. Vài năm trước đây, cao ốc Diamond Plaza là công trình cao tầng rất nổi tiếng tại Tp Hồ Chí Minh cũng được xây dựng hoàn chỉnh bằng kết cấu liên hợp thép - bê tông. Gần đây, công trình Bitexco Financial Tower cũng áp dụng dạng kết cấu khung, cột, sàn liên hợp thép - bê tông cho khối đế (podium) . Bitexco Financial Tower hiện đang giữ kỉ lục là tòa nhà cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Sự tiện lợi và tính kinh tế của dạng kết cấu liên hợp là ưu thế nổi bật giúp cho kết cấu này ngày càng được áp dụng rộng rãi tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Nhiều công trình dân dụng nhỏ, thậm chí rất nhiều nhà ở gia đình đã vận dụng dạng kết cấu sàn liên hợp thép – bê tông. Tuy nhiên, với khoảng trống mênh mông trong kiến thức về kết cấu liên hợp, nhiều công trình đã áp dụng chủ yếu mang tính định tính dạng kết cấu này vào trong thực tiễn. Điều này dễ nhận thấy đối với các công trình nhỏ, khi đó sàn liên hợp thường được thi công bằng các loại tôn lợp, thậm chí là tôn dẻo, nghĩa là dùng hầu như bằng các loại vật liệu không thể hiện tính chất cơ lý rõ ràng hay vật liệu có tính chất cơ lý không thích hợp cho kết cấu liên hợp.

 

Tài liệu về kết cấu liên hợp thép – bê tông trong cả lĩnh vực thiết kế kết cấu cũng như thi công công trình bằng Tiếng Việt cũng như tài liệu được phát hành tại Việt Nam hầu như rất hiếm. Do vậy, muốn thiết kế và thi công dạng kết cấu liên hợp, hầu như không có nhiều lựa chọn ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài, hay đơn giản hơn, là thuê các đơn vị thiết kế nước ngoài.

 

Vấn đề như vậy đã thực sự trở nên rõ ràng. Đó là những câu hỏi mong được cả cộng đồng kỹ sư công trình góp sức tìm ra giải pháp,

 

-     Tài liệu dùng để thiết kế kết cấu liên hợp.

-     Tiêu chuẩn dùng trong công tác thiết kế và tiêu chuẩn nào dùng cho thi công và nghiệm thu?

-     Khi nào và cách nào để Việt hóa tiêu chuẩn thiết kế và thi công kết cấu liên hợp?

 

Những câu hỏi trên chỉ có thể là những khởi đầu cho lĩnh vực thiết kế kết cấu liên hợp tại Việt Nam. Khi mà sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của các nước tiên tiến trong lĩnh vực này luôn tạo ra những vấn đề mới hơn và sâu sắc hơn, mong mỏi của cộng đồng kỹ sư thiết kế Việt Nam tạo được bước khởi động mạnh mẽ để đuổi kịp sự phát triển khoa học và công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới.

 

 

Xin cám ơn bất kì ai quan tâm đến đề tài này.

 

TP HCM, 07/2015

 

 

Ths.Ks. Lê Hoan Cường

 Email:   cuongletechno@gmail.com

Celphone: 0918 656510

 

 

 

Từ khóa: Kết cấu liên hợp thép – bê tông, Composite steel and concrete structures

 

 

 

Ý Kiến Bạn Đọc