Tường Cọc Hở
PHÂN TÍCH & TÍNH TOÁN TƯỜNG CỌC HỞ
Phần mềm: VN403-SoldierPileRetainWall.xlsm & VN403SoPiWall.dll
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10304:2014, TCVN 9362:2012
TCVN 5574:2018, TCVN5575:2012
Giới thiệu:
Tường cọc hở (Soldier Pile Retaining Wall) là dạng kết cấu tường chắn được cấu tạo bằng các cọc đóng cách rời nhau, khoảng giữa các cọc được chèn bằng các tấm đan nhằm giữ đất sau tường.
Cọc có thể bằng thép hay bê tông cốt thép. Các tấm đan thường được làm bằng bê tông cốt thép.
Tường cọc hở thường được neo giữ bằng các thanh neo.
Tường cọc hở có thể được áp dụng cho các công trình trên nền đất từ trung bình đến tốt, phù hợp với các công trình có chiều cao tự do của tường từ thấp đến trung bình, thường không nên vượt quá 5m.
Phần mềm Tường cọc hở là công cụ mạnh mẽ tích hợp đầy đủ các loại tiết diện khác nhau cho cọc thép hay bê tông cốt thép.
Tính toán tường cọc hở được yêu cầu thực hiện theo các bước bắt buộc:
1) Tính ổn định cục bộ tường cọc hở
• Kiểm tra ổn định ép trồi
• Kiểm tra ổn định xoay quanh điểm chân tường, đỉnh tường hoặc quanh điểm neo
• Kiểm tra ổn định trượt ngang
• Kiểm tra sức chịu tải thẳng đứng của cọc
2) Phân tích nội lực
• Xác định chuyển vị bất lợi nhất
• Xác định trạng thái làm việc của đất nền (nền đàn hồi tuyến tính / hoặc nền không đàn hồi)
• Xác định nội lực bất lợi nhất dựa trên biểu đồ bao momen
• Xác định nội lực bất lợi nhất trong các thanh neo
3) Tính ổn định mặt trượt nghiêng
Tính ổn định mặt trượt nghiêng có kể đến lực chống cắt qua thân cọc. Lực chống cắt là lực nhỏ nhất trong các thành phần:
• Lực chống cắt tính theo đất nền
• Lực chống cắt tính theo vật liệu chế tạo cọc
• Lực nhổ cọc (lực tuột cọc)
Tính ổn định mặt trượt nghiêng có xét đến lực giữ của các thanh neo
4) Tính ổn định trượt cung tròn
Tính ổn định trượt cung tròn có kể đến lực chống cắt qua thân cọc. Lực chống cắt là lực nhỏ nhất trong các thành phần:
• Lực chống cắt tính theo đất nền
• Lực chống cắt tính theo vật liệu chế tạo cọc
• Lực nhổ cọc (lực tuột cọc)
Tính ổn định trượt cung tròn có xét đến lực giữ của các thanh neo
Tính ổn định trượt cung tròn không xét đến lực cắt qua thanh (dây) neo
5) Tính kết cấu cọc
Chỉ thực hiện tính kết cấu cọc (thép hoặc bê tông cốt thép) khi bài toán thỏa mãn các điều kiện ổn định.
6) Tính kết cấu khối neo
Khối neo thường được làm bằng bê tông cốt thép, có 2 dạng thông dụng là dạng bản neo hoặc dạng tường chắn
Minh họa mô hình tính Tường cọc hở
Phương pháp tính: phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) với mô hình lò xo nút
Tường cọc hở dùng cọc dài
Tường cọc hở dùng ống vuông BTCT (cọc ngắn)
Sử dụng đơn giản:
Nhập số liệu đơn giản theo trình tự:
• Số liệu về địa chất, đất san lấp & mực nước ngầm
• Tùy chọn loại cọc & tiết diện cọc thiết kế
• Tùy chọn loại thanh neo (nếu có)
• Nhập số liệu kích thước Tường cọc hở
• Số liệu về các loại tải trọng
Các bước tính toán
• Tự động xác lập các sơ đồ tải trọng
• Tự động kiểm tra các điều kiện ổn định
• Phân tích nội lực & tự động xác lập nội lực bất lợi
• Kiểm tra ổn định trượt nghiêng
• Kiểm tra ổn định trượt cung tròn
• Kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu cọc (thép / bê tông cốt thép)
• Kiểm tra kết cấu khối neo
• Thay đổi các thông số về kích thước / cốt thép để tối ưu hóa kết cấu
- In ấn
Phần mềm liên quan:
- Các chương trình tính các cấu kiện bê tông cốt thép
Video clip hướng dẫn sử dụng:
Bài viết liên quan: Tính tường cọc hở