Liên Kết Kết Cấu Thép Bê Tông
TÍNH TOÁN LIÊN KẾT KẾT CẤU THÉP-BÊ TÔNG
Phần mềm: VN1042-RCSteelConnection.xlsm & Vn1042RSConn.dll
Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5574:2012, TCVN 5575:2012, TCVN 2737
Giới thiệu:
Tính toán liên kết giữa kết cấu thép và kết cấu bê tông cốt thép là bài toán thiết kế khá đặc biệt thể hiện liên kết giữa 2 vật liệu kết cấu khác nhau bao gồm cấu kiện thép (dầm, cột) liên kết vào các bộ phận chống đỡ (cột, dầm, tường) bê tông cốt thép chịu lực. Bản chất liên kết tùy thuộc vào sơ đồ tính kết cấu và bản chất cấu tạo của chi tiết liên kết.
Liên kết thép-bê tông thường được chế tạo bằng tấm thép đặt sẵn với các bu lông neo vào trong kết cấu bê tông cốt thép trước khi đúc bê tông. Sau khi bê tông đạt cường độ, các cấu kiện thép sẽ được liên kết với các tấm thép đặt sẵn này.
Thông thường liên kết thép-bê tông phân chia thành 2 loại chính:
- Cấu tạo liên kết khớp.
- Cấu tạo liên kết ngàm.
Cá biệt cũng có dạng liên kết có tính chất hỗn hợp, có thể thay đổi từ dạng mô hình liên kết ngàm thành dạng mô hình khớp do sự thay đổi tác động của tải trọng
Các liên kết được tính toán trong phần mềm
Chi Tiết |
Mặt Đứng |
|||
Mặt Bằng |
Mặt Bằng |
|||
Liên kết bản thép đặt sẵn trên bề mặt bê tông | Liên kết ngàm cho kết cấu dầm thép – bê tông | |||
Mặt Đứng |
Mặt Đứng |
Mặt Đứng |
|||||
Mặt Bằng |
Mặt Bằng |
Mặt Bằng |
Liên kết khớp cho kết cấu dầm thép – bê tông
Sử dụng đơn giản:
- Chọn dạng liên kết thích hợp với yêu cầu
- Các bước tính toán
• Nhập số liệu tải trọng tính toán
• Nhập số liệu kích thước các bộ phận liên kết
• Nhập các thông số vật liệu
- Kiểm tra khả năng chịu lực của liên kết & tối ưu hóa kết cấu:
• Tính toán và kiểm tra kết quả tính dựa theo đánh giá mức độ phần trăm.
• Thay đổi các tham số vật liệu (bu lông, bu lông neo, bản đế, đường hàn) để xác định khả năng chịu lực tối ưu
- In ấn
Phần mềm liên quan:
- Các chương trình tính liên kết cấu thép
Bài viết liên quan: Tính liên kết kết cấu thép